
Trong một luận văn năm 1927, nhà văn huyền thoại về truyện kinh dị H.P. Lovecraft đã viết, “cảm xúc xa xưa và mạnh mẽ nhất của con người ấy là nỗi sợ, đồng thời nỗi sợ xa xưa và mạnh mẽ nhất ấy là sợ những thứ bất định.” Não bộ của chúng ta rất dễ bị tổn thương trước những điều bất định. Chúng đã tạo nên nhiều rối loạn lo âu, chi phối những hành động hằng ngày và khiến não bộ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, sau đó những mâu thuẫn ấy sẽ đưa ta rơi vào một trong hai trạng thái: thờ ơ hoặc phản ứng thái quá với những trải nghiệm hay thông tin tiêu cực.

ĐỐI MẶT VỚI SỰ BẤT ĐỊNH
Một nghiên cứu năm 2008 trên tạp chí Cancer Nursing chỉ ra rằng, trong số những người phụ nữ bị nghi mắc ung thư vú thì, sự lo lắng của họ lên tới mức cao nhất tại thời điểm ngay trước, chứ không phải sau lúc được chẩn đoán. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khoảng thời gian lấy mẫu sinh thiết khối u chính là lúc họ lo lắng nhất.
Một khoảng thời gian bất định, dù chỉ rất nhỏ mà thôi, cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn. Đó là một trong những lý do khiến mọi người khó có thể không coi bản tin hoặc lướt Twitter. Ví dụ khác, một nghiên cứu về ách tắc giao thông đã chỉ ra rằng sự bất định mà những người lái xe cảm nhận thấy đã đẩy mức độ căng thẳng và giận dữ lên quá cao.
Một nghiên cứu vào năm 2014 về các tài xế xe bus nước Mỹ đã nhận thấy rằng báo trước cho mọi người thời gian chờ xe chính xác tới từng phút là cách hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng, lo lắng. Dù thời gian chờ có thể khá lâu, xong nhờ việc giảm thiểu những yếu tố bất định, những người tham gia sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn.

NGĂN CHẶN ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BẤT ĐỊNH
Một nhà nghiên cứu cho rằng những người phải khổ sở vì sự bất định lại thường phản ứng bằng cách lo lắng. Điều này cực kỳ sai lầm. Vì càng chìm đắm trong lo lắng, họ càng mất tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề của bản thân và thường thì giải pháp mà họ đưa ra sẽ càng tệ hại.
Vậy thì, ta có thể làm gì để loại bỏ ảnh hưởng đó?
Việc tập trung vào hiện tại giúp ta giảm thiểu sự bất định và xua tan nỗi lo mà nó gây ra. “Hãy làm những việc khiến bạn cảm thấy thích thú ấy. Hãy lôi cuốn sách mà bạn muốn đọc hoặc coi Netflix hay trò chuyện với người bạn của mình qua điện thoại ấy — làm điều gì khiến tâm trí của bạn tập trung vào hiện tại thôi”.
Đây cũng có thể là thời điểm tuyệt vời để thử tập thiền. “Tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và ấp ủ lấy nó, có thể khiến chúng ta quên đi nỗi lo vào những điều có thể, hoặc chẳng thể nào xảy ra”, Việc này cũng giúp con người ta “buông bỏ” những thứ mà mình chẳng thể nào kiểm soát nổi.
Bên cạnh đó, nếu ta dành ra một khoảng thời gian, địa điểm nhất định cho sự lo âu, ta có thể ngăn nó chiếm dụng phần thời gian còn lại trong ngày của mình. Ví dụ, bạn có thể dành ra 20 phút mỗi tối ngồi trên ghế để ngẫm nghĩ về những tin tức mới nhất liên quan tới Covid-19. Và cách hay nhất để giảm thiểu nó hết mức chính là, hãy để não bộ của bạn bận rộn với những công việc, với hoạt động của gia đình, với việc giải trí hoặc những thứ không liên quan tới điều đã gây ra nỗi bất định.
Hãy để tâm trí mình thư thái và bình yên nhé!
Nguồn: Science Explains Why Uncertainty Is So Hard on Our Brain
___________
Nếu bạn quan tâm vui lòng inbox cho chúng tôi để được tư vấn về các khóa học và các dịch vụ.
👉 Website: www.alphaacademy.com.vn
☎️ SDT: 0905629629
📩 Email: sales@alphaacademy.com.vn
* VP HCM: 84 đường 10, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
* VP Đà Nẵng: 61 Nguyễn Hữu Dật, Hòa Cường Bắc, Hải Châu
Alpha Academy trân trọng!
#alphaacademy #danang #vietnam